Bánh tráng chấm là món ăn đã quá quen thuộc với hội ăn vặt. Món ăn gây thương nhớ nhờ nước sốt đậm đà, thấm vị, kết hợp với bánh tráng phơi sương mềm dẻo càng trở nên đặc biệt. Trong bài viết này, hãy cùng Btcouple khám phá cách làm bánh tráng chấm với 6 công thức nước chấm siêu đỉnh.
Bánh tráng chấm là gì? Vì sao lại được yêu thích đến thế?
Bánh tráng chấm là một món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt được yêu thích bởi sự đơn giản, dễ làm và hương vị thơm ngon. Món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh, dần dần được yêu thích khắp cả nước. Nguyên liệu của bánh thường bao gồm bánh tráng phơi sương, các loại topping như trứng cút, bò khô, tôm luộc, xoài xanh,…. và không thể thiếu được nước sốt cực hấp dẫn.
Ban đầu, cách ăn loại bánh tráng này rất đơn giản bằng cách chấm muối ớt tắc hoặc kết hợp với muối ớt hoặc một ít dầu ớt. Tuy nhiên, với hương vị dễ gây nghiện và độ nổi tiếng ngày càng cao, nên sốt bánh tráng cũng được sáng tạo đa dạng. Một số loại sốt rất được ưa chuộng hiện nay bao gồm là sốt muối chấm, sốt me chua ngọt, sốt tắc chua cay, sốt bơ béo ngậy, nước chấm sate cay nồng,… Mỗi loại đều tạo nên những hương vị rất độc đáo, làm say lòng thực khách.
Khi ăn, bạn chỉ cần chấm bánh tráng trực tiếp với nước sốt, hoặc cắt bánh tráng cuốn thành các miếng vừa ăn, sau đó cuộn với topping và chấm nước sốt. Hương vị nước chấm đậm đà cùng với vỏ bánh tráng dẻo dai, topping hấp dẫn, tạo nên một món ăn thơm ngon, làm say mê lòng người.
Nguyên liệu làm bánh tráng chấm thơm ngon
Cách làm bánh tráng chấm cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Bánh tráng
- Loại bánh tráng thường được sử dụng để làm bánh tráng chấm là bánh tráng phơi sương Tây Ninh. Bánh tráng phải có độ dai, mềm dẻo vừa phải, giúp tôn lên hương vị của nước chấm và topping.
- Bạn có thể chọn mua bánh tráng phơi sương tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc chợ. Nên chọn mua bánh tráng còn nguyên vẹn, không bị rách hay nát.
Nước chấm
- Nước chấm được coi là linh hồn tạo nên hương vị độc đáo của bánh tráng chấm. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau để bạn lựa chọn, tùy theo sở thích của mình.
- Một số loại nước chấm phổ biến bao gồm sốt tắc chua cay trứng cút, sốt trứng cút, sốt bơ trứng muối, sốt sa tế tắc, sốt bơ, sốt me,…
- Bạn có thể tự pha nước chấm theo công thức hoặc mua nước chấm pha sẵn tại các cửa hàng.
Topping
- Topping là những nguyên liệu ăn kèm với bánh tráng chấm, giúp tăng thêm hương vị và sự hấp dẫn cho món ăn.
- Một số loại topping phổ biến bao gồm trứng cút luộc, thịt heo luộc, tôm luộc, rau sống, xoài xanh, hành phi, tỏi phi, muối tôm,…
- Bạn có thể lựa chọn topping theo sở thích của mình.
Một số nguyên liệu khác
- Dầu ăn: Dùng để phi hành tím, tỏi băm cho nước chấm.
- Muối, tiêu, đường: Nêm nếm gia vị cho nước chấm.
- Rau ngò rí, hành lá: Trang trí cho món ăn.
Cách làm bánh tráng chấm với nước sốt cực ngon tại nhà
Pha nước chấm
Sốt chính là linh hồn của bánh tráng chấm vì vậy công thức làm sốt cũng hết sức được chú trọng. Dưới đây là hướng dẫn 6 cách làm nước chấm bánh tráng tại nhà bạn không nên bỏ qua.
Sốt tắc chua cay – trứng cút
Chuẩn bị: 15 phút
Chế biến: 5 phút
Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm sốt tắc chua cay – trứng cút
- 100gr quả tắc
- 20gr tương ớt
- 15gr muối tôm Tây Ninh
- 5gr ớt băm
- 5gr ớt bột
- 30gr hành tím
- 20gr hành lá
- 10 quả trứng cút
- 20gr bơ
- 20gr đậu phộng
- 50gr đường
- 10ml dầu ăn
Cách làm nước sốt tắc chua cay – trứng cút
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn vắt khoảng 50ml nước cốt tắc để sử dụng. Nước cốt tắc cần lọc qua rây và loại bỏ hạt.
- Hành lá, bạn rửa sạch với nước, sau đó cắt nhỏ từng khúc.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch sẽ và thát lát mỏng.
- Đậu phộng bạn rang chín, bóc vỏ và để nguội.
- Cho trứng cút luộc chín, để nguội trong nước lại và lột vỏ.
Bước 2: Phi thơm hành tím và làm dầu hành lá
- Đun nóng khoảng 2 muỗng dầu ăn.
- Cho hành tím đã thái lát mỏng vào phi thơm, sau đó vớt ra và để riêng.
- Dầu ăn khi còn nóng thì bạn đổ trực tiếp vào chén hành lá đã cắt khúc trước đó, rồi trộn đều để làm chín mỡ hành.
Bước 3: Trộn các nguyên liệu
- Bạn cho lần lượt các nguyên liệu 50ml nước cốt tắc, 50gr đường, 15gr muối tôm, 20gr tương ớt, 5gr ớt băm, 5gr ớt bột, 20gr đậu phộng vào một chiếc bát lớn.
- Trộn đều để các nguyên liệu với nhau.
- Rắc lên nước sốt một chút đậu phộng rang giã nhuyễn, bơ, hành phi, tắc thái lát, trứng cút luộc, cuối cùng là rưới dầu hành vào.
Bước 4: Thành phẩm
Sốt tắc chua cay trứng cút sau khi hoàn thành sẽ có hương vị chua, ngọt, cay, béo xen lẫn. Cùng với đó là sự béo ngậy của bơ và hương thơm từ hành phi.
Sốt trứng cút
Chuẩn bị: 10 phút
Chế biến: 20 phút
Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm sốt trứng cút
- 40 quả trứng cút
- 100ml nước sốt bò đen
- 2 nhánh hành lá
- 6 trái ớt
- 8 trái tắc
- 100gr bơ
- 100ml dầu ăn
- 60gr phô mai
- 4 cái lòng đỏ trứng gà
- 20gr bột bắp
- 100gr tỏi băm
- 1 lít đường
(*) Mẹo chọn trứng cút ngon
- Nên chọn loại có vỏ chắc và đẹp, không có vân và không có màu xám.
- Trứng cút tươi thường sẽ có màu hồng trong, ở trung tâm quả có một chấm hồng nhỏ. Buồng khí càng nhỏ (thường nằm ở bên đầu to của trứng) thì trứng càng tươi.
- Ngược lại, buồng khí càng to thì chứng tỏ trứng đã cũ và già.
Cách làm sốt trứng cút
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Trứng cút luộc chín, lột sạch vỏ.
- Hành lá rửa sạch và thái nhỏ, trái ớt cắt nhỏ.
- Tắc cắt đôi, vắt lấy nước cốt, lọc qua rây để loại bỏ hạt.
Bước 2: Làm sốt bơ
- Hấp cách thủy bơ cho tan chảy hoặc có thể cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình và quy khoảng 3 phút.
- Cho 4 lòng đỏ trứng gà vào một cái tô lớn và đánh đều với 2 muỗng cà phê đường.
- Dằm nhuyễn trứng với phô mai và trộn đều hỗn hợp.
- Bột bắp bạn rây qua 1 lần để lọc cặn và cho vào phần bơ lạt đã đun chảy trước đó, rồi trộn đều.
- Dùng rây để lọc hỗn hợp trên, sau đó cho vào nồi và đun với lửa nhỏ.
- Liên tục khuấy đều để sốt trở thành dạng đặc sệt. Đợi nguội thì bạn cho sốt vào túi bắt kem và để riêng.
Bước 3: Làm dầu hành
- Cho khoảng 3 muỗng dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho tỏi vào phi thơm.
- Vớt tỏi ra ngoài, cho hành lá đã cắt nhỏ trước đó vào chảo dầu, trộn đều và tắt bếp.
Bước 4: Chế biến nước sốt trứng cút
- Cho nước sốt bò đen, ớt cắt nhỏ, 4 muỗng cà phê đường, nước cốt tắc vào một cái tô sạch.
- Khuấy đều cho đến khi đường trắng tan hết.
- Đổ nước sốt bò đen ra đĩa.
- Cho dầu hành, trứng cút cắt nhỏ, rắc tỏi phi vàng và bớp sốt bơ vào là hoàn tất nước sốt trứng cút chấm bánh tráng.
Bước 5: Thành phẩm
- Cắt bánh tráng thành những miếng vừa ăn, xúc với sốt và trứng cút rồi thưởng thức.
- Bánh tráng chấm sốt trứng cút có hương vị chua cay, béo ngọt, mặn, bùi ngậy hoà quyện đan xen.
Sốt bơ trứng muối
Chuẩn bị: 10 phút
Chế biến: 5 phút
Độ khó: Dễ
Nguyên liệu để chế biến sốt bơ trứng muối
- 12 cái lòng đỏ trứng muối
- 10gr bột mì
- 5gr bơ lạt
- 50ml sữa tươi
- 6gr hành phi
- 6gr ruốc sấy
- 1 muỗng canh muối tôm (đã xay nhuyễn)
- 1 muỗng canh ớt bột
Cách làm sốt bơ trứng muốiBước 1: Tán nhuyễn trứng muối và trộn bơ với bột mì
- Cho trứng muối vào tô, dùng nĩa để tán nhuyễn trứng ra.
- Đun chảy bơ trên bếp rồi cho bột mì vào tiến hành đảo đều trong khoảng 2 phút.
Bước 2: Chế biến sốt bơ trứng muối
- Cho 50ml sữa tươi có đường vào chảo và trộn đều với hỗn hợp bơ và bột mì đã đánh đều.
- Đổ trứng muối đã tán nhuyễn vào và khuấy khoảng 2 phút liên tục, đến khi hỗn hợp trở nên mịn thì tắt bếp và bỏ bột ra dĩa, để nguội.
- Sau khi sốt bơ trứng muối đã nguội hoàn toàn thì bạn rắc thêm ruốc sấy và hành phi thật đều lên trên bề mặt sốt.
Bước 3: Thành phẩm
- Khi thưởng thức bánh tráng chấm với sốt bơ trứng muối, bạn có thể lấy bánh tráng cuộn sốt hoặc chấm trực tiếp sốt đều được.
- Bánh tráng chấm sốt bơ trứng muối có hương vị béo béo và một chút mặn, rất thích hợp để ăn nhẹ và thưởng thức cùng bạn bè.
Sốt sa tế tắc
Thời gian làm: 10 – 15 phút
Độ khó: Dễ
Khẩu phần: 3 – 4 người
Nguyên liệu làm sốt sa tế tắc
- 7 quả tắc hoặc điều chỉnh số lượng theo sở thích của bạn
- ½ thìa cà phê sa tế ớt
- 2 thìa cà phê tương ớt
- 4 thìa cà phê dầu ăn
- 3 – 4 tép tỏi
- 2 lá chanh
- Đường trắng
- Muối tôm Tây Ninh
(*) Mẹo chọn tắc ngon:
- Tắc nên chọn quả tươi, không có tình trạng bị thâm.
- Ưu tiên tắc có màu xanh hoặc vàng.
- Không nên chọn những quả tắc còn non và mềm, bởi vì loại này thường ít nước và gây đắng.
Các bước làm sốt sa tế tắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cắt đôi 5 trái tắc, vắt lấy nước cốt, lọc qua rây để loại bỏ hạt.
- Hai quả tắc còn lại cắt lát mỏng dùng để trang trí.
- Lá chanh rửa sạch và cắt thái chỉ nhỏ
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ và phi thơm, sau đó bỏ ra bát riêng.
Bước 2: Trộn sốt
- Cho lần lượt các nguyên liệu gồm 1 thìa cà phê muối tôm, 1 thìa tương ớt , ½ thìa cà phê đường trắng, sa tế ớt vào một chiếc bát rồi trộn đều chúng lại với nhau.
Bước 3: Hoàn thành
- Cuối cùng, bạn cho các lát tắc đã thái mỏng trước đó vào, rồi rắc thêm tỏi phi thơm, lá chanh.
Sốt bơ
Thời gian làm: 10 – 15 phút
Độ khó: Dễ
Khẩu phần: 3 – 4 người
Nguyên liệu làm sốt bơ
- 1 – 2 túi bánh tráng phơi sương
- 1 thìa cà phê nước cốt tắc (bạn cũng có thể thay đổi theo khẩu vị cá nhân)
- 150ml dầu ăn
- 2 lòng đỏ trứng gà
- Gia vị: Đường trắng, muối
- Dụng cụ: Phới đánh trứng nhằm để tán nhuyễn và tạo độ bông cho sốt
Cách làm sốt chấm bơ
Bước 1: Trộn nguyên liệu
- Cho lòng đỏ trứng gà, muối, nước cốt tắc và đường trắng vào một cái bát.
- Dùng phới đánh trứng đánh đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện và chuyển sang màu vàng nhạt.
Bước 2: Thêm dầu ăn
- Đổ 150ml dầu ăn vào từ từ, vừa cho vừa đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh lại và mịn mượt.
Bước 3: Hoàn thành
- Tiếp tục đánh thêm khoảng 5 phút cho đến khi hỗn hợp bông lên và có màu vàng sáng.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Nước sốt bơ chấm bánh tráng sau khi đã làm xong sẽ có hương vị thơm ngon, béo ngậy và rất kích thích vị giác, khiến thực khách mê đắm, ăn mãi không đã nghiền.
(*) Lưu ý:
- Nên sử dụng dầu ăn có vị nhẹ như dầu thực vật hoặc dầu olive để làm sốt bơ.
- Có thể thêm một ít mù tạt hoặc ớt bột vào hỗn hợp sốt để tăng thêm hương vị.
- Sốt bơ có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 ngày.
Sốt me
Thời gian làm: 20 – 30 phút Độ khó: Dễ Khẩu phần: 3 – 4 người Nguyên liệu làm sốt me
- 1 – 2 túi bánh tráng
- 300g me ngào chín
- 20g ớt xay
- Nước lọc ấm
- Gia vị: 200g đường trắng, dầu hào, nước mắm, hạt nêm
(*) Mẹo mua me ngon
- Nên lựa chọn những trái me to tròn và thẳng.
- Vỏ me nhẵn và cứng.
- Ưu tiên lựa chọn me còn nguyên quả, không có dấu hiệu bị hư hỏng hay bị sâu mọt ăn. Điều này sẽ giúp me giữ được lâu hơn.
Cách làm sốt meBước 1: Sơ chế me
- Cho 300g me ngào chín vào nước ấm, bóp tơi ra.
- Ngâm me khoảng 15 – 20 phút cho me nở và phai hết chất.
- Dùng rây lọc lại nước cốt me, loại bỏ hạt.
Bước 2: Nấu sốt me
- Cho nước cốt me vào nồi.
- Thêm 200g đường trắng, 1 thìa cà phê nước mắm, ớt xay, 1 thìa cà phê dầu hào và 1 ít hạt nêm.
- Đun nóng hỗn hợp với lửa nhỏ.
- Dùng muôi đảo liên tục đến khi hỗn hợp hơi sệt lại.
Bước 3: Hoàn thành
- Tắt bếp, cho sốt vào bát.
- Thưởng thức bánh tráng chấm sốt me.
(*) Lưu ý:
- Có thể thêm tỏi băm hoặc hành tím băm vào sốt me để tăng thêm hương vị.
- Sốt me có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 ngày.
Chuẩn bị topping
- Luộc trứng cút, thịt heo và tôm.
- Rửa sạch rau sống.
- Gọt vỏ và cắt xoài xanh thành sợi.
Thưởng thức
- Cắt bánh tráng thành từng miếng vừa ăn và nhúng bánh tráng vào nước chấm.
- Hoặc bạn có thể cuốn bánh tráng với topping yêu thích rồi chấm với nước sốt đều rất ngon.
Những lưu ý quan trọng khi làm bánh tráng chấm
Chọn nguyên liệu
- Nên chọn mua nguyên liệu tươi ngon để đảm bảo hương vị của món ăn.
- Đặc biệt, nên chọn bánh tráng phơi sương chính gốc từ Tây Ninh hoặc loại bánh tráng chuyên dùng để cuốn có vị nhạt, kết cấu mềm và dày. Nên mua tại những địa chỉ đáng tin cậy, có thương hiệu uy tín. Nếu số lượng nhiều, bạn có thể chọn mua sỉ bánh tráng Tây Ninh để được nhận chiết khấu hấp dẫn.
- Rửa sạch nguyên liệu trước khi chế biến.
- Sử dụng các nguyên liệu phù hợp với sở thích và khẩu vị của bạn.
Pha nước chấm
- Nên pha nước chấm theo công thức hoặc theo khẩu vị của bạn.
- Nên pha nước chấm trước khi làm bánh tráng chấm để có thời gian cho các gia vị hòa quyện vào nhau.
- Trong quá trình chế biến sốt, bạn lưu ý phải khuấy đều sốt liên tục, để lửa nhỏ để tránh tình trạng bị cháy. Trong trường hợp, sốt chưa đủ đặc bạn có thể thêm một chút bột nguội hoặc đường nâu pha loãng để sốt bánh tráng chấm có độ đặc như mong muốn.
Bảo quản
- Nên bảo quản nước chấm trong hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nên thưởng thức bánh tráng chấm ngay sau khi chế biến, tráng để lâu khiến bánh và nước sốt bị hư hỏng.
- Không nên để nước sốt qua đêm rồi ăn tiếp vì có thể khiến đau bụng, tiêu chảy.
Gợi ý những địa chỉ thưởng thức bánh tráng chấm ngon tại Tp.HCM
Bánh tráng Deli
Bánh Tráng Deli là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ mê bánh tráng chấm tại Sài Gòn với những ưu điểm hấp dẫn. Bánh tráng chấm là “best -seller” của quán với hương vị dai mềm, thấm vị đậm đà. Cùng với đó là không gian đẹp mắt, giá cả hợp lý.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:
- 491/17 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3
- 730/7/5 Lê Đức Thọ, Q. Gò Vấp
- Điện thoại: 0372 939 193
Bánh tráng trộn Bo Béo
Bánh Tráng Trộn Bo Béo được mệnh danh là thiên đường bánh tráng với món bánh tráng chấm “thần thánh”. Bánh tráng mềm dẻo, kết hợp trứng béo ngậy, xoài chua chua, cùng nước chấm độc đáo, tạo nên hương vị khó quên. Quán còn cung cấp các loại topping luôn tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Giá cả cũng rất hợp lý.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 63 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh
- Điện thoại: 0938 778 489
Bánh tráng chấm Chị Hai
Bánh Tráng Chấm Chị Hai chinh phục được đông đảo thực khách bởi hương vị nước sốt bí truyền nổi tiếng suốt hơn nhiều năm. Topping ăn kèm bánh tráng chấm cũng rất phong phú như khô bò, mỡ hành, tỏi phi, bơ, hành phi, trứng cút,… Quán có chỗ ngồi lại nên thích hợp tụ tập bạn bè. Lưu ý, quán khá đông khách nên bạn cần đợi một chút nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 209/94/1 Tôn Thất Thuyết, Q.4
- Giờ mở cửa: 6h30 sáng đến 6h30 tối
Bánh tráng
Bạn là “fan cứng” của bánh tráng chấm? Vậy thì không nên bỏ qua Quán Bánh tráng Nguyễn Văn Tráng. Bánh tráng chấm ở đây thơm ngon, thấm đẫm hương vị với nước sốt chua cay ngọt hài hòa, kích thích vị giác. Giá chỉ từ 20.000đ, phù hợp với đa dạng khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 51 Nguyễn Trãi, Q.1, TP. HCM
- Giờ mở cửa: 8h sáng đến 9h tối
Bánh tráng chấm Cô Shi
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bán bánh tráng chấm ngon và phải chăng tại Sài Gòn, Bánh Tráng Chấm Cô Shi là lựa chọn đáng cân nhắc. Với hương vị đặc trưng của nước sốt đậm đà vị cay cay, chua chua từ ớt và xoài, đây thực sự là một trải nghiệm thưởng thức khó cưỡng.
Chủ quán tận tâm, vui vẻ và phục vụ nhiệt tình, đảm bảo mọi thực khách sẽ có một trải nghiệm thú vị. Với giá cả phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, Bánh Tráng Chấm Cô Shi là điểm đến lý tưởng, đặc biệt là cho sinh viên, học sinh và nhân viên.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 133a Hoà Hưng, Quận 10
- Điện thoại: 0797 099 386
Trên đây là cách làm bánh tráng chấm với 6 công thức nước sốt chấm cực hấp dẫn, ngon miệng. Hy vọng bạn sẽ thành công với món ăn vặt đặc biệt này. Để mua nguyên liệu làm bánh tráng chấm, bạn có thể ghé qua Btcouple, một thương hiệu uy tín trong cung cấp bánh tráng Tây Ninh các loại. Chúng tôi cam kết làm hài lòng quý khách với sản phẩm chất lượng, tư vấn tận tâm và giá cả hợp lý. Liên hệ Hotline 0917 541 978 để biết thêm thông tin nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Sốt bánh tráng chấm có thể bảo quản được trong bao lâu?
Mỗi loại sốt chấm bánh tráng sẽ có thời gian và cách bảo quản khác nhau. Thông thường sốt có thể sử dụng tốt trong 1 – 2 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và vị ngon, bạn nên sử dụng sốt trong thời gian ngắn sau khi làm xong.
Dấu hiệu nhận biết bánh tráng chấm bị hư?
Thành phần chính của bánh tráng chấm là bánh tráng phơi sương và các loại sốt. Dấu hiệu nhận biết khi hai nguyên liệu này bị hư hỏng là:
- Bánh tráng phơi sương xuất hiện các vết đốm hoặc mốc màu xanh lá cây trên bề mặt. Khi ngửi, bánh có mùi ẩm mốc.
- Sốt thường được đóng kín để trong tủ lạnh, khi hỏng, túi sốt sẽ bị lên men, dẫn đến căng phồng, mùi rất nặng và khó chịu.
Bánh tráng chấm bao nhiêu calo?
Trung bình, bánh tráng chấm có thể chứa từ 240 đến 450 calo mỗi 100g, tùy thuộc vào loại bánh tráng, cách chế biến và loại nước chấm bạn sử dụng.