Bánh tráng trộn Tây Ninh là món ăn vặt quốc dân, đặc biệt được giới trẻ yêu thích với hương vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện. Bạn có thể mua tại hàng quán hoặc tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Hãy tham khảo cách làm bánh tráng trộn Tây Ninh dưới đây từ nhà Btcouple.

Nguồn gốc bánh tráng trộn Tây Ninh có từ khi nào?

Hiện nay có rất nhiều người nhầm tưởng rằng bánh tráng trộn có nguồn gốc từ Tp.HCM, nơi món ăn này cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, sự thật là bánh tráng trộn được bắt nguồn từ Tây Ninh, vùng đất nổi tiếng với các đặc sản bánh tráng phơi sương, muối tôm,…

Theo lời kể, nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng, Tây Ninh được truyền lại từ thế kỷ 18, khi cha ông từ vùng Bình Định chuyển đến Tây Ninh lập ấp. Hồi đó có đôi vợ chồng nọ để quên bánh ngoài trời đêm bị đẫm sương, rồi khi ăn thử họ phát hiện ra hương vị bánh ngon hơn bình thường. Từ đó họ nghiên cứu và tạo ra bánh tráng phơi sương mềm dẻo như ngày nay.

Người dân Trảng Bàng đã kết hợp những mảnh vụn của bánh tráng phơi sương, trộn với nguyên liệu có sẵn của địa phương như muối tôm, sa tế,… Từ đó món tráng trộn Tây Ninh ra đời. Hương vị đặc trưng của bánh tráng trộn không chỉ chinh phục người dân của miền Nam mà còn được cả nước yêu thích và thậm chí vươn xa ra thế giới.

Nguồn gốc bánh tráng trộn 

Nguồn gốc bánh tráng trộn là từ Tây Ninh, nơi có đặc sản bánh tráng phơi sương nổi tiếng

Cách làm bánh tráng trộn Tây Ninh ngon chuẩn vị

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thời gian chế biến: 2 phút
  • Độ khó: Dễ
  • Khẩu phần: Dành cho 2 người ăn

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn Tây Ninh

  • 100 gr bánh tráng
  • 50 gr khô mực
  • 50 gr khô bò
  • 1/2 trái xoài xanh
  • 50gr rau răm
  • 5 tép tỏi (hoặc mua sẵn tỏi phi)
  • 2 trái tắc
  • 5 củ hành tím
  • 10 quả trứng cút
  • 2 muỗng cà phê muối tôm Tây Ninh
  • 100gr đậu phộng rang
  • 2 muỗng cà phê ruốc sấy
  • 4 muỗng cà phê sa tế
  • 150 ml dầu ăn
  • Một ít muối

(*) Bí quyết chọn mua nguyên liệu bánh tráng trộn tươi ngon, chất lượng

Mua bánh tráng và muối tôm

  • Nên chọn bánh tráng Tây Ninh có màu tự nhiên, mềm dẻo và không vỡ, bề mặt không có đốm lạ.
  • Chọn muối tôm Tây Ninh có màu vàng, không chứa tạp chất. Hương vị muối cay mặn vừa phải và không có mùi hóa chất.
  • Bạn có thể mua bánh tráng, muối tôm ở siêu thị, chợ, trang thương mại điện tử uy tín. Hoặc truy cập vào website btcouple.com để đặt nguyên liệu bánh tráng và giao tận nơi nhé.

Mua trứng cút

  • Trứng cút chất lượng thường có vỏ ngoài đẹp, bóng loáng, cứng cáp, hoa văn rõ ràng, không có hình thù gồ ghề hay vết sần, xù xì.
  • Trứng mới thường có một lớp phấn mỏng bên ngoài, có cảm giác chắc tay khi cầm.
  • Hạn chế mua trứng cút có vỏ bị dập quá nhiều hoặc mềm nhũn, vì đây có thể là dấu hiệu của trứng đã hư,  không thể ăn.
  • Bạn cũng có thể kiểm tra trứng cút bằng cách lắc nhẹ. Nếu nghe thấy tiếng chất lỏng đang chảy thì không nên mua vì có thể trứng đã hư.

Mua khô bò, khô mực

  • Khô bò và khô mực ngon thường có sợi dài, to, màu sắc sáng. Khi nếm thử,  có cảm giác dai và dẻo.
  • Khô bò, khô mực giả thường có sợi rất nhỏ, ngắn và khi ăn có vị bở, không ngon.
Nguyên liệu bánh tráng trộn Tây Ninh

Chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh tráng trộn Tây Ninh

Cách chế biến bánh tráng trộn Tây Ninh ngon tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng kéo cắt bánh tráng thành sợi dài vừa ăn.
  • Xoài xanh gọt vỏ và bào sợi.
  • Rau răm lặt lá non, rửa sạch, sau đó cắt khúc.
  • Hành tím và tỏi lột vỏ, bào hành tím thành lát mỏng, tỏi thì băm nhuyễn.
Sơ chế nguyên liệu bánh tráng trộn

Sơ chế các nguyên liệu gồm bánh tráng, xoài xanh, rau răm, hành tím, tỏi

Bước 2: Phi thơm hành tím

  • Bắc chảo lên bếp với lửa vừa, thêm 5 muỗng canh (75ml) dầu ăn vào đun nóng.
  • Cho vào chảo dầu 5 củ hành tím đã thái lát mỏng để phi thơm. Sử dụng đũa đảo đều từ 7 – 10 phút.
  • Khi hành tím dậy mùi thơm và chuyển sang màu vàng, tắt bếp và đổ ra chén hoặc âu có lót giấy thấm dầu.

(*) Mẹo làm hành tím ngon, không văng dầu

  • Tránh cho hành tím tiếp xúc với nước để khi phi thơm không bị văng dầu, gây bỏng tay.
  • Dùng dầu với lượng vừa đủ để hành tím phi không quá khô. Dùng đũa để trải đều hành tím ra khắp chảo.
  • Khi hành tím chuyển sang màu vàng thì tắt bếp ngay để giữ được độ giòn của hành tím, tránh bị cháy khét.
Phi thơm hành tím

Phi thơm hành tím với dầu nóng

Bước 3: Phi thơm tỏi

  • Bắc chảo lên bếp với lửa vừa, thêm vào khoảng 5 muỗng canh (75ml) dầu ăn.
  • Khi dầu sôi, bạn cho thêm 5 tép tỏi đã băm nhuyễn vào chảo và phi trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Khi tỏi thơm và chuyển sang màu vàng giòn, tắt bếp và cho tỏi ra chén. Nên lót giấy thấm dầu ở đáy chén, để tỏi phi ráo dầu.
Phi thơm tỏi

Cho tỏi đã băm vào phi thơm

Bước 4: Luộc trứng cút

  • Bắc nồi lên bếp với 500ml nước và đặt lửa ở mức lớn.
  • Khi nước sôi, giảm lửa xuống mức vừa và thêm 10 quả trứng cút vào luộc trong 10 – 13 phút.
  • Khi trứng cút nổi lên thì chứng tỏ đã chín, bạn nên tắt bếp ngay. Sau đó, vớt trứng cút ra âu và để nguội trong 5 phút, sau đó tiến hành lột vỏ.

(*) Mẹo lột vỏ trứng cút dễ và nhanh

  • Chuẩn bị bình hoặc hộp thủy tinh, rồi cho trứng cút vào cùng một ít nước. Đậy nắp lại và lắc mạnh tay khoảng 20 giây. Khi vỏ trứng bung ra, đổ vào chén và lột sơ lại nếu cần thiết.
  • Hoặc sau khi luộc xong, bạn cho trứng cút vào tô nước lạnh ngay lập tức. Đợi một lúc rồi lột vỏ.
Luộc và bóc vỏ trứng cút

Luộc chín và bóc vỏ trứng cút cho vào bánh tráng

Bước 5: Rang đậu phộng

  • Đặt một chiếc chảo khác lên bếp. Cho vào 100g đậu phộng và 3 muỗng canh muối, rồi rang với lửa nhỏ trong khoảng 10 – 13 phút.
  • Khi đậu phộng tỏa mùi thơm và chuyển sang màu đỏ đậm thì chứng tỏ đã chín, bạn tắt bếp ngay.
  • Dùng rây để loại bỏ muối và lớp vỏ bên ngoài của đậu phộng.
Rang đậu phộng

Rang đậu phộng với 1 ít muối

Bước 6: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng đã cắt vào một chiếc thau sạch, vắt 2 trái tắc vào để lấy nước cốt, cho thêm 2 muỗng cà phê muối tôm và trộn đều hỗn hợp.
  • Bạn cho thêm một ít tỏi phi, hành phi, đậu phộng rang, xoài xanh bào sợi, rau răm cắt khúc, 2 muỗng cà phê ruốc sấy và 4 muỗng cà phê dầu sa tế. Tiếp tục đảo đều tất cả các nguyên liệu lên.
  • Khi bánh tráng đã thấm đều gia vị, thêm 1 ít quả trứng cút đã luộc vào. Nêm nếm lại gia vị một lần nữa, rồi chỉ cần bày ra đĩa và thưởng thức thôi.
Trộn bánh tráng

Trộn bánh tráng với các nguyên liệu

Bước 7: Thành phẩm

Bánh tráng trộn Tây Ninh sau khi hoàn thành sẽ có hương vị thơm ngon đặc trưng. Đó là những sợi bánh tráng mềm dai, kết hợp với xoài xanh chua chua, muối tôm mặn mặn, cay cay và khô bò, khô mực đậm đà.

Trình bày bánh tráng trộn Tây Ninh ra dĩa

Thành phẩm bánh tráng trộn Tây Ninh thơm ngon, hấp dẫn ai cũng xiêu lòng

Các biến tấu hấp dẫn của bánh tráng trộn Tây Ninh và cách làm

Bánh tráng trộn Tây Ninh hiện nay cũng được sáng tạo thành nhiều loại khác nhau. Mỗi cách làm mang đến hương vị riêng biệt, hấp dẫn đông đảo thực khách đến thưởng thức.

Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn mỡ hành

  • 100g bánh tráng
  • 70ml dầu ăn
  • 100gr hành lá
  • 100gr hành phi
  • 2 muỗng cà phê muối tôm

Cách chế biến bánh tráng trộn mỡ hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bánh tráng Tây Ninh thành các sợi với độ dài vừa ăn.
  • Hành lá rửa sạch và để ráo, sau đó cắt nhỏ từng khúc.

Bước 2: Làm mỡ hành

  • Đun sôi dầu ăn, sau đó đổ vào bát hành lá để chế biến mỡ hành thơm ngon.

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng vào âu lớn, thêm một ít muối tôm, hành phi và mỡ hành. Trộn đều tay để bánh thấm đều gia vị.

Bước 4: Hoàn thành Sau khi trộn đều và đợi bánh tráng thấm đều gia vị, bạn cho lên dĩa trang trí và thưởng thức thành phẩm. Bánh tráng trộn mỡ hành hương vị thơm ngon, béo ngậy, rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày buồn chán.

Bánh tráng trộn mỡ hành

Công thức làm bánh tráng trộn mỡ hành thơm ngon

Cách làm bánh tráng trộn muối Tây Ninh

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn muối Tây Ninh

  • 100gr bánh tráng Tây Ninh
  • 1 ít muối tôm
  • 50gr khô bò
  • 10 quả trứng cút
  • 50gr tôm khô
  • ½ trái xoài xanh
  • 2 trái tắc
  • 4 muỗng cà phê sa tế
  • 100gr đậu phộng
  • 100gr hành phi
  • 50gr rau răm

Cách chế biến bánh tráng trộn muối Tây Ninh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bánh tráng Tây Ninh thành các sợi dài vừa ăn
  • Trứng cút luộc chín, sau đó bóc vỏ và cắt đôi.
  • Khô bò xé sợi sao cho vừa ăn.
  • Xoài rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi.
  • Vắt lấy nước cốt tắc.
  • Đậu phộng rang vàng và đập dập.
  • Hành lá và rau răm rửa sạch, rồi thái nhỏ.

Bước 2: Làm mỡ hành

  • Đun nóng dầu ăn và đổ vào chén hành lá, rồi đảo đều để chế biến mỡ hành.

Bước 3: Làm nước sốt

  • Cho vào chén 1 thìa cà phê muối ớt Tây Ninh, 1 thìa nước tương và nước cốt tắc, sau đó trộn đều.

Bước 4: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng đã cắt sợi vào trong một cái âu lớn, cho thêm xoài xanh bào sợi, khô bò, tôm khô và mỡ hành với 1 thìa sa tế.
  • Đổ nước sốt vào âu bánh tráng và trộn thật đều tay.
Bánh tráng trộn muối Tây Ninh

Bánh tráng trộn muối Tây Ninh với hương vị cay, mặn đan xen cực hấp dẫn

Cách làm bánh tráng trộn sa tế

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn sa tế

  • 100gr bánh tráng Tây Ninh
  • 10 quả trứng cút
  • 4 muỗng canh sa tế
  • ½ trái xoài xanh
  • 60gr bò khô
  • 100gr đậu phộng rang
  • 50g5 rau răm
  • Gia vị

Cách chế biến bánh tráng trộn sa tế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng Tây Ninh cắt thành các sợi vừa ăn
  • Đậu phộng rang vàng và đập dập.
  • Trứng cút luộc chín và cắt đôi.
  • Xoài xanh gọt vỏ và bào sợi
  • Rau răm rửa sạch, nhặt lá hư và cắt thành tức khúc.

Bước 2: Làm nước sốt

  • Pha nước sốt với 1 thìa dấm, 1 thìa đường và 1 thìa xì dầu.

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng vào một cái âu vừa, cho thêm 3 thìa sa tế và nước sốt vào, trộn đều để bánh thấm gia vị.
  • Thêm bò khô, xoài bào sợi, hành phi và rau răm vào âu và tiếp tục trộn đều.

Bước 4: Hoàn thành

  • Đổ hỗn hợp đã trộn đều lên đĩa, rắc thêm đậu phộng rang và thưởng thức thôi.
Bánh tráng trộn sa tế

Bánh tráng trộn sa tế với vị cay đậm đà

Cách làm bánh tráng trộn me

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn me

  • 100gr bánh tráng Tây Ninh
  • Nước cốt me
  • 50gr bò khô
  • ½ quả xoài xanh
  • 100gr đậu phộng
  • 100gr hành phi
  • Gia vị

Cách chế biến bánh tráng trộn me

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng Tây Ninh cắt thành sợi dài vừa ăn
  • Trứng cút luộc chín, sau đó bóc vỏ và cắt đôi ra.
  • Xoài xanh bạn rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi.
  • Rau răm rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Làm sốt me

  • Đầu tiên, bạn cho nước cốt me, xì dầu, dấm và đường vào một xoong nhỏ.
  • Đặt xoong lên bếp, đun nhỏ lửa và khuấy đều đến khi nước sốt me sệt lại.
  • Cho thêm lạc rang đập dập, một ít ớt và sa tế vào khuấy đều là hoàn thành nước sốt me.

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng, khô bò, xoài, trứng cút, rau răm và nước sốt me vào một âu lớn.
  • Trộn lên để bánh tráng thấm đều gia vị.

Bước 4: Hoàn thành

  • Cho hỗn hợp bánh tráng đã trộn đều ra đĩa, rắc thêm ít đậu phộng và hành phi lên trên. Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh tráng trộn sốt me đầy hấp dẫn rồi.
Bánh tráng trộn me

Bánh tráng trộn me sỡ hữu vị ngon khó cưỡng khó chối từ

Cách làm bánh tráng trộn sa tế ớt tỏi

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn sa tế ớt tỏi

  • 100gr bánh tráng Tây Ninh
  • 4 muỗng canh sa tế
  • 100gr tỏi ớt
  • 1/2 xoài xanh
  • 50gr khô bò
  • 1 trái chanh
  • 50gr rau răm
  • Các gia vị đi kèm.

Cách chế biến bánh tráng trộn sa tế ớt tỏi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng cắt thành sợi.
  • Trứng cút luộc chín, bóc vỏ rồi cắt đôi.
  • Xoài xanh bào thành sợi
  • Vắt sẵn nước cốt chanh.
  • Băm nhuyễn ớt tỏi
  • Rau răm rửa sạch và cắt nhỏ.

Bước 2: Làm nước sốt sa tế tỏi ớt

  • Cho vào một chiếc chén gồm xì dầu, dấm và đường theo tỉ lệ vừa ăn.
  • Thêm tỏi ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh và sa tế vào hỗn hợp rồi khuấy đều.

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho vào một cái âu lớn gồm bánh tráng, trứng cút, khô bò, xoài bào, rau răm và hành phi. Sau đó trộn đều cùng với nước sốt đã pha chế.

Bước 4: Hoàn thành

  • Khi bánh đã ngấm đều gia vị, bạn cho ra đĩa rồi rắc thêm đậu phộng rang là hoàn thành.
Bánh tráng trộn sa tế ớt tỏi

Bánh tráng trộn sa tế ớt tỏi sau khi hoàn thành cực kỳ hấp dẫn

Những mẹo nhỏ làm bánh tráng trộn Tây Ninh ngon tại nhà 

Mặc dù là một món ăn đơn giản và dễ làm, nhưng để đảm bảo bánh tráng trộn Tây Ninh ngon và an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn mua bánh tráng Tây Ninh và các nguyên liệu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Bánh tráng trộn đã ăn dở cần được đặt vào hộp kín, đậy nắp chặt và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu vì sẽ khiến bánh mất đi hương vị và chất dinh dưỡng.
  • Khi thêm nước sốt, nên nêm nếm lại sao cho vừa miệng. Không nên thêm quá nhiều vì khi ngấm gia vị sẽ khiến bánh bị mặn.
  • Nếu sau khi ăn bánh tráng trộn mà có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy, bạn nên ngừng sử dụng và đi khám ngay.

Ăn bánh tráng trộn Tây Ninh có tốt không?

Bánh tráng trộn Tây Ninh không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Trong 100gr bánh tráng Tây Ninh chứa khoảng 280 calo. Do được làm chủ yếu từ bột gạo nên bánh cũng cung cấp một lượng tinh bột, vitamin protein và các dưỡng chất tốt cho cơ thể.
  • Xoài xanh có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B3, axit amin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lý nhất định.
  • Rau răm là một loại rau giàu chất dinh dưỡng như decanol, deanal, sesquiterpene, có tác dụng kích thích tiêu hoá và chữa trị sổ mũi, cảm cúm.
  • Đậu phộng cung cấp chất béo không bão hòa và chất xơ, giúp cơ cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
  • Trứng cút cung cấp protein, sắt, đồng, kẽm, mangan, iot và các loại vitamin như B1, A, B6, K, D, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Bò khô chất lượng được làm từ thịt bò nguyên chất cung cấp vitamin B6, B12, protein. Do đó có tác dụng tăng cường cơ bắp, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
  • Một số nguyên liệu như trái tắc, sa tế, hành khô chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, đồng thời góp phần làm cho bánh tráng trộn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm soát lượng ăn hợp lý để tránh tình trạng tăng cân, tích tụ mỡ trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Xem thêm: Bánh tráng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt không?

Bánh tráng trộn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Bánh tráng trộn Tây Ninh cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Một số kinh nghiệm ăn bánh tráng trộn không bị đau bụng

Bánh tráng trộn Tây Ninh là một món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách, bánh tráng trộn có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy. Dưới đây là một số kinh nghiệm ăn bánh tráng trộn không bị đau bụng mà bạn có thể tham khảo: Chọn mua bánh tráng trộn chất lượng Bánh tráng trộn ngon và an toàn là bánh tráng được làm từ nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên mua bánh tráng trộn ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sơ chế nguyên liệu kỹ lưỡng Trước khi trộn bánh tráng, bạn cần sơ chế kỹ lưỡng các nguyên liệu. Xoài xanh cần gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi. Trứng cút cần luộc chín, bóc vỏ và cắt đôi. Rau răm cần rửa sạch và cắt khúc. Khô bò, khô mực cần rửa sạch và xé nhỏ. Trộn bánh tráng vừa phải Không nên trộn bánh tráng quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối tôm. Muối tôm có vị cay và mặn, nếu ăn quá nhiều có thể gây kích thích dạ dày, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy Ăn bánh tráng trộn với lượng vừa phải Bánh tráng trộn là món ăn vặt, bạn không nên ăn quá nhiều trong một lần. Ăn quá nhiều bánh tráng trộn có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Không ăn bánh tráng trộn khi bụng đói Bánh tráng trộn là món ăn có nhiều dầu mỡ, nếu ăn khi bụng đói có thể khiến bạn bị khó tiêu, đau bụng. Không ăn bánh tráng trộn đã để lâu Bánh tráng trộn để lâu dễ bị biến chất, gây hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn khi còn mới. Nên uống nhiều nước trong khi ăn bánh tráng trộn Bánh tráng trộn có nhiều dầu mỡ, ăn nhiều có thể khiến bạn bị khô miệng, khó tiêu. Bạn nên uống nhiều nước khi ăn bánh tráng trộn để giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

Ăn bánh tráng trộn Tây Ninh an toàn

Những kinh nghiệm ăn bánh tráng trộn an toàn

Mua bánh tráng trộn Tây Ninh ngon chỉ có tại nhà Btcouple

Btcouple là cơ sở cung cấp sỉ lẻ bánh tráng Tây Ninh chất lượng, luôn được khách hàng tin tưởng. Trong đó bánh tráng trộn sẵn cũng hết sức được ưa thích nhờ những ưu điểm sau:

  • Tỉ lệ bột mì 60% và bột gạo 40% giúp bánh tráng mềm dẻo, dễ xé và tách nhỏ khi ăn.
  • Nguyên liệu bánh luôn đảm bảo chất lượng, thơm ngon và an toàn vệ sinh.
  • Giao hàng nhanh chóng trong 1 ngày tại Tây Ninh, 1-3 ngày ở các khu vực khác.
  • Đổi trả trong 24 giờ, hoàn trả 100% cho những đơn hàng có sự cố từ nhà sản xuất.
  • Btcouple cung cấp bánh tráng trộn Tây Ninh bịch sẵn chất lượng với giá cạnh tranh, phân phối sỉ và lẻ trên toàn quốc.

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Với cách làm bánh tráng trộn Tây Ninh đơn giản và những nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. Chúc bạn thành công và có cho mình món ăn ngon miệng! Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0917 541 978 để mua bánh tráng trộn thơm ngon, chất lượng của nhà Btcouple.

Bài viết liên quan:

  • Khám phá nét đẹp làng nghề bánh tráng Tây Ninh
  • Khám phá hương vị hấp dẫn của bánh tráng cuốn Tây Ninh
  • 5 công thức làm bánh tráng trộn tại nhà đơn giản mà cực hấp dẫn.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *