Bánh tráng là nguyên liệu thực phẩm quen thuộc, có thể dùng để ăn vặt hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chả giò, gỏi cuốn thịt heo,… Với mỗi cách chế biến khác nhau, mức calo trong bánh tráng sẽ thay đổi. Trong bài viết này, hãy cùng nhà Btcouple tìm hiểu bánh tráng bao nhiêu calo nhé!
Tổng quan về bánh tráng
Bánh tráng làm từ gì?
Bánh tráng được làm chủ yếu bằng cách sử dụng bột gạo tráng lớp mỏng lên tấm vải trên nồi nước sôi. Hơi nước nóng tỏa ra sẽ làm chín bánh và tạo ra bánh tráng ướt. Cuối cùng người thợ đem phơi dưới trời nắng to để làm ra thành phẩm bánh tráng.
Công đoạn chế biến bánh tráng tương đối phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ví dụ như khâu chọn nguyên liệu, pha bột theo tỷ lệ phù hợp và bổ sung bột sắn dây để bánh tráng trở nên dẻo dai hơn. Bên cạnh những nguyên liệu quen thuộc, một số vùng cũng thêm các loại gia vị như hành, tiêu, mè, đường, dừa,… để mang lại hương vị đặc trưng cho bánh tráng.
Bánh tráng có đa dạng cách thưởng thức, có thể ăn trực tiếp, nhúng nước hoặc chế biến thành các món ăn hấp dẫn như bánh tráng cuộn, bánh tráng nướng. Đặc biệt, bánh được dùng để làm nguyên liệu chính cho gỏi cuốn nổi tiếng, rất được thực khách yêu thích.
Bánh tráng ở mỗi vùng miền
Ở mỗi vùng miền, bánh tráng có thể có tên gọi và những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
- Ở miền Bắc: Bánh tráng thường được gọi là bánh đa, bánh đa nem, bánh đa khô,… Một số vùng như Thanh Hoá, người ta cũng gọi “bánh tráng” như miền Nam. Bánh tráng miền Bắc khá dày, thường cần sử dụng nước để làm mềm trước khi ăn hoặc sử dụng để chế biến thành nem rán hay gỏi cuốn.
- Ở miền Trung: Bánh được chia thành 3 loại chính bao gồm: Bánh tráng dày (có mè đen hoặc không) thường cần phải nướng lên trước khi ăn; bánh tráng mỏng nhúng nước khi ăn; bánh tráng có độ giòn và thơm được làm từ bột gạo nguyên chất, thêm vào một ít bột sắn dây nên rất dẻo, có thể ăn trực tiếp.
- Ở miền Nam: Bánh tráng khá mỏng, khi ăn không cần phải nhúng nước và cũng được dùng nhiều cho chế biến các món ăn vặt hấp dẫn.
Bánh tráng có bao nhiêu calo?
Tuỳ vào từng loại bánh tráng và nguyên liệu kết hợp mà hàm lượng calories trong bánh tráng sẽ khác nhau.
Bánh tráng phơi sương
Bánh tráng phơi sương được chế biến từ nguyên liệu chính là bột gạo (có thể pha thêm một ít bột năng hoặc bột mì), nước và muối. Bánh mềm dẻo và dai, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần nhúng nước. Trung bình, cứ 100grbánh tráng phơi sương sẽ chứa 290hàm lượng calo.
Xem chi tiết: Bánh tráng phơi sương bao nhiêu calo? Ăn nhiều liệu có béo không?
Bánh tráng trắng
Bánh tráng trắng có thành phần chính là bột gạo, nước và một ít bột khác để tăng độ dẻo. Nên ước tính 100gr bánh tráng trắng sẽ cung cấp khoảng 280 – 300 calo.
Bánh tráng gạo lứt
Bánh tráng gạo lứt là loại bánh tráng được chế biến từ bột gạo lứt và tinh bột sắn, sau đó được tráng mỏng và phơi khô. Bánh thường có màu nâu nhạt, gần như màu be nâu hoặc màu tím đậm, với độ dày vừa phải, dai và rất dễ cuốn. Với nguyên liệu chính là bột gạo lứt xay nhuyễn, một loại tinh bột chuyển hóa chậm, nên bánh tráng gạo lứt giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Trung bình loại bánh tráng này có chứa 240 – 350 calo/100gr.
Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa bánh tráng và các nguyên liệu khác như trứng cút, đậu phộng, mỡ hành, khô bò, xoài xanh,… Các nguyên liệu này có hàm lượng calo khác nhau. Do đó, lượng calo trong mỗi 100gr bánh tráng trộn cũng sẽ thay đổi, dao động từ 300 – 330.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng là loại bánh có lớp vỏ được làm từ bánh tráng trắng hoặc bánh tráng mè đen, nhân bên trong là các loại topping như hành lá, khô bò, trứng cút, phô mai, mắm ruốc,… Ước tính 100gr bánh tráng nướng có chứa hàm lượng calo là từ 300 – 360.
Xem chi tiết:Hướng dẫn 4 cách chế biến bánh tráng nướng đơn giản mà ngon mê ly tại nhà!
Bánh tráng cuốn
Bánh tráng cuốn là loại bánh tráng sử dụng bánh tráng trắng hoặc bánh tráng đỏ tôm làm vỏ để cuốn các nguyên liệu như trứng cút, rau răm, mỡ hành, xoài xanh,… Bánh thường ăn kèm với tương ớt, sốt mayonnaise hoặc sốt me chua ngọt. Nên lượng calo trong 100gr bánh tráng cuộn cũng cao hơn so với một số loại bánh tráng khác, dao động từ 300 – 400.
Bánh tráng mè nướng
Bánh tráng mè nướng cũng có nguyên liệu chính là bột gạo, nước và được thêm vào hạt mè. Trung bình cứ 100gr bánh tráng mè nướng sẽ chứa 220 – 240 calo, thấp hơn một chút so với các loại bánh tráng khác.
Bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa có nguồn gốc từ miền Tây. Nguyên liệu chính của bánh vẫn là bột gạo, nhưng được thêm vào nước cốt dừa mang lại hương thơm đặc trưng. Ước tính 100gr chỉ chứa khoảng 100 calo, con số này không quá cao. Nên bạn hoàn toàn có thể thưởng thức 1 chiếc bánh tráng dừa mỗi ngày mà không lo tăng cân.
Bánh tráng sữa
Bánh tráng sữa hay bánh tráng sữa dừa là một món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Bánh có nguyên liệu chính là bột gạo, nước, bột sắn dây, sau đó được thêm vào lá dứa, sầu riêng,… để tạo mùi thơm đặc trưng. Loại bánh tráng này được chia thành 2 loại chính là bánh tráng mỏng ăn liền và bánh tráng phải nướng lên trước khi thưởng thức. Trung bình hàm lượng calo có trong bánh tráng sữa là 75 calo, nhưng có thể tăng giảm tùy vào nguyên liệu sử dụng.
Bánh tráng xoài
Bánh tráng xoài là đặc sản đến từ Cam Ranh, với hương vị kết hợp vị ngọt và chua của xoài Tây tự nhiên. Nguyên liệu tinh tế, cách làm khéo léo, tạo nên món ăn vặt hấp dẫn, thơm ngon, làm nổi bật vị ngon của xoài trong bánh tráng. Hàm lượng calo trong bánh tráng xoài cũng không quá cao, chỉ khoảng 87 calo trong mỗi 100gr bánh tráng.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Đây là món ăn sử dụng bánh tráng làm vỏ, bên trong cuốn nhân thịt heo luộc và các loại rau, thường ăn kèm với nước mắm nêm, mắm chua ngọt. Trung bình, cứ 100gr bánh tráng cuốn thịt heo sẽ chứa khoảng 200 – 300 calo.
Bánh tráng bơ
So với bánh tráng cuốn, bánh tráng bơ ít nguyên liệu hơn. Thông thường, một phần bánh sẽ bao gồm bánh tráng đỏ làm vỏ, hành phi, tôm khô, bò khô và bơ. Ước lượng trong khoảng 100gr bánh tráng bơ chứa khoảng 200 calo.
Lượng calo trong bánh tráng nướng và các loại bánh tráng khác
Bánh tráng nướng đa dạng topping như xúc xích, pate, phô mai, thịt giăm bông, trứng,… với nguồn dinh dưỡng phong phú. Do đó, lượng calo của mỗi loại bánh tráng nướng cũng khác nhau. Cụ thể:
Các loại bánh tráng nướng | Khối lượng | Thành phần | Lượng calo |
Vỏ bánh tráng nướng | 5gr/chiếc | Tinh bột, nước | 18 calo |
Bánh tráng nướng mỡ hành | 30gr/chiếc | Bánh tráng, mỡ hành, sốt mayonnaise, hành phi,… | 127 calo |
Bánh tráng nướng trứng cút | 65gr/chiếc | Bánh tráng, trứng cút, hành lá, hành phi, dầu ăn,… | 81 calo |
Bánh tráng nướng bơ | 15gr/chiếc | Bánh tráng, bơ lạt, đậu phộng rang, hành phi, hành giòn,… | 124 calo |
Bánh tráng nướng trứng gà | 60gr/chiếc | Bánh tráng, trứng gà, dầu ăn, hành lá,… | 82 calo |
Bánh tráng nướng pate | 40gr/chiếc | Bánh tráng, pate thịt heo, hành phi, hành lá,… | 133 calo |
Bánh tráng nướng pate bắp | 150gr/chiếc | Bánh tráng, pate, hạt bắp tươi, tôm khô, hành phi,… | 177 calo |
Bánh tráng nướng muối ớt | 6gr/chiếc | Bánh tráng, muối tinh, ớt bột | 26 calo |
Bánh tráng nướng sốt me | 6gr/chiếc | Bánh tráng, nước sốt me chua ngọt, dầu ăn,… | 78 calo |
Bánh tráng nướng trứng phô mai xúc xích | 250gr/chiếc | Bánh tráng, trứng, phô mai, xúc xích, hành tươi, hành khô giòn,… | 266 calo |
Bánh tráng nướng phô mai | 160gr/chiếc | Bánh tráng, bơ, phô mai, đường, các loại hạt khô nghiền vụn | 235 calo |
Bánh tráng nướng phô mai gà xé | 215gr/chiếc | Bánh tráng, gà xé, phô mai, pate, hành khô, trứng,… | 255 calo |
Bánh tráng nướng xá xíu | 180gr/chiếc | Bánh tráng, thịt xá xíu, xá xíu, hành lá, sốt mayonnaise,… | 214 calo |
Bánh tráng nướng mè | 7gr/chiếc | Bánh tráng, mè trắng, mè đen | 36 calo |
Bánh tráng nướng đường | 6gr/chiếc | Bánh tráng, dừa tươi, đường caramel. | 85 calo |
Bánh tráng nướng cốt dừa | 15gr/chiếc | Bánh tráng, dừa tươi, cốt dừa, sữa đặc | 125 calo |
Bánh tráng nướng chuối dừa | 100gr/chiếc | Bánh tráng, sữa dừa, dừa tươi, chuối chín | 189 calo |
Bánh tráng nướng đậu xanh sữa dừa | 150gr/chiếc | Bánh tráng, sữa dừa, dừa tươi, đậu xanh nghiền mịn. | 210 calo |
Bánh tráng nướng trứng bò | 195gr/chiếc | Bánh tráng, thịt bò xay sốt cà chua, trứng gà, hành lá | 223 calo |
Bánh tráng nướng thập cẩm | 250gr/chiếc | Bánh tráng, pate, trứng gà, gà xé, bò bằm, xúc xích, sốt mayonnaise, hành phi, hành tươi | 302 calo |
Các loại bánh tráng khác | |||
1 cuốn bánh tráng | 10 chiếc | Bánh tráng thường dùng để cuốn, trộn, nướng,… | 200 calo |
Bánh tráng chấm | 1 chiếc | Bánh tráng và các loại sốt: sốt trứng cút, sốt tắc chua ngọt, sốt sa tế,… | 75 calo |
Bánh tráng trộn | 100gr | Bánh tráng trộn thập cẩm: trứng, bò khô, rau răm, tôm,… | 275 calo |
Bánh tráng tỏi | 1 chiếc | Bánh tráng, dầu, tỏi, muối tắc,… | 40 calo |
Bánh tráng trứng | 1 chiếc | Bánh tráng, tép khô, trứng cút, hành phi, sa tế,… | 95 calo |
Bánh tráng bơ | 1 chiếc | Bánh tráng phơi sương, bơ, hành phi, muối tôm, con ruốc,… | 87 calo |
Bánh tráng nhúng đường | 1 chiếc | Bánh tráng gạo mỏng, nước đường non,… | 456 calo |
Bánh tráng kẹp | 1 chiếc | Bánh tráng, trứng cút, pate, hành phi, mỡ hành, khô bò, chà bông,… | 321 calo |
Bánh tráng mỡ hành | 1 chiếc | Bánh tráng, mỡ hành, muối tắc, ớt tươi | 143 calo |
Bánh tráng tắc | 1 bịch | Bánh tráng, tắc, dầu, muối tôm,… | 360 calo |
Bánh tráng sữa | 1 bịch | Bột gạo pha với bột sắn, dừa, nước, đường, đậu xanh, mè trắng,… | 235 calo |
Bánh tráng me | 1 bịch | Bánh tráng phơi sương, sốt me, đậu phộng, sa tế ớt cay, hành phi,… | 365 calo |
So sánh hàm lượng calo của bánh tráng với các loại thực phẩm khác
Loại thực phẩm | Nhóm thực phẩm | Hàm lượng calo (100g) |
Bánh tráng trắng | Tinh bột | 280 – 300 |
Bánh tráng gạo lứt | Tinh bột | 240 – 350 |
Bánh tráng nướng | Tinh bột | 300 – 360 |
Bánh tráng cuốn | Tinh bột | 300 – 400 |
Bánh tráng xoài | Tinh bột | 87 |
Bánh tráng bơ | Tinh bột | 200 |
Bánh tráng thịt heo | Tinh bột | 200 – 300 |
Cơm trắng | Tinh bột | 130 |
Bún tươi | Tinh bột | 110 |
Mì gói | Tinh bột | 350 – 400 |
Thịt heo | Protein | 242 |
Thịt bò | Protein | 250 – 260 |
Thịt gà | Protein | 239 |
Cá | Protein | 205.8 |
Trứng gà | Protein | 155.1 |
Trái cây | Trái cây | 50 |
Rau củ quả | Rau củ quả | 65.2 |
Như vậy, bánh tráng có hàm lượng calo tương đương với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như cơm, bún, mì gói,… Nếu đang ăn kiêng hoặc muốn giảm cân, bạn nên hạn chế ăn bánh tráng, đặc biệt là các loại bánh tráng có topping nhiều dầu mỡ, đường và muối.
Thành phần dinh dưỡng của bánh tráng
Trong 100gr bánh tráng mỏng sẽ có những thành phần dinh dưỡng như sau:
- 333 calo
- 4gr protein
- 78.9g tinh bột
- 20mg canxi
- 30mcg sắt
- 200mg chất béo
- 500mg chất xơ
- 65mg phốt pho
Thành phần dinh dưỡng của bánh tráng cũng thay đổi phụ thuộc vào nguyên liệu bạn kết hợp. Ví dụ, bánh tráng trộn thường có rau răm, xoài bào sợi,… nên sẽ được bổ sung thêm chất xơ mà bánh tráng mỏng không có. Về cơ bản, bánh tráng truyền thống rất nhẹ và mỏng, thành phần chủ yếu là bột gạo, nước, nên rất khó gây tăng cân nếu chỉ tiêu thụ loại bánh tráng này. Ngược lại, khi kết hợp với phô mai, gà xé, mỡ hành,… cơ thể sẽ hấp thụ thêm cholesterol, có thể gây tăng cân và ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy, để giảm cân hiệu quả, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều bánh tráng.
Ăn bánh tráng có mập không?
Thưởng thức bánh tráng có mập không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bánh tráng, số lượng bạn tiêu thụ,…
Bánh tráng trắng
Thành phần chính của bánh tráng trắng là bột gạo, một nguyên liệu có hàm lượng calo tương đối cao. Tuy nhiên, một lon gạo có thể làm ra trăm chiếc bánh tráng, nên bạn không cần lo lắng quá về vấn đề tăng cân khi thưởng thức bánh nhé. Bánh tráng trắng không dễ gây tăng cânAlt text: Bánh tráng trắng làm từ bột gạo
Bánh tráng đã qua chế biến
Bánh tráng đã qua chế biến có thể là bánh tráng nướng, bánh tráng chiên, bánh tráng cuộn, bánh tráng trộn,… Mỗi loại sẽ có hàm lượng calo khác nhau và có thể thay đổi tùy theo nguyên liệu kết hợp cùng. Điều này cũng có nghĩa nếu bạn ăn quá nhiều bánh tráng qua chế biến mà không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Bạn nên cân nhắc sử dụng vừa phải, nên kết hợp thêm với các loại rau củ, nước ép, nước lọc. Đồng thời năng tập thể dục và vận động để đốt cháy calo và tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
Ăn bánh tráng có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không?
Tác dụng của bánh tráng
Bánh tráng có chứa hàm lượng calo vừa phải, có thể hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo ăn theo chế độ eat clean, kết hợp với rau củ, trái cây, nước ép và hoạt động thể thao để giảm cân hiệu quả.
Ăn nhiều bánh tráng có tốt không?
Bánh tráng là một món ăn vặt hấp dẫn, ngon miệng, hỗ trợ giảm cơn đói nhanh chóng. Thế nhưng việc ăn quá nhiều bánh tráng cũng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe Khi chế biến, bánh tráng có khả năng được thêm vào các loại phụ gia để tăng thêm mùi vị. Những chất này có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, hệ tiêu hoá, gây khó tiêu, táo bón,… và tạo áp lực cho thận, gan. Bạn cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng lượng calo mà cơ thể sẽ tiêu thụ khi ăn các loại bánh tráng khác nhau. Từ đó có cách ăn phù hợp, tránh tăng cân và gây áp lực lên các cơ quan của cơ thể.
Mẹo ăn bánh tráng lành mạnh, giảm cân hiệu quả
Ăn với số lượng vừa phải
Để không gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát, bạn chỉ nên ăn khoảng 100gr bánh tráng trong một lầnvà không nên ăn liên tiếp trong 1 tuần. Cách ăn này sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, không gây ra tình trạng tích tụ mỡ và tăng cân.
Kết hợp với rau củ
Bạn có thể sử dụng bánh tráng làm vỏ và cuốn rau củ quả bên trong để giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể tốt hơn, việc giảm cân cũng hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng sốt, đường, dầu mỡ và các loại gia vị trong bánh tráng. Thay vào đó nên ăn kèm với thịt nạc bò, ức gà hoặc trứng.
Hoạt động thể thao thường xuyên
Bạn nên tập luyện thể thao thường xuyên để đốt cháy lượng calo thu nạp từ bánh tráng và giảm cân tốt hơn.
Các công thức chế biến bánh tráng giảm calo tại nhà
Bánh tráng nướng giảm calo
Để ăn bánh tráng nướng mà không lo ngại về vấn đề tăng cân, bạn có thể học theo các công thức chế biến bánh như sau: Bánh tráng nướng xoài non Cho bánh tráng lên nướng trên bếp than, quét một lớp muối ớt lên mặt bánh tráng. Khi bánh đã chín giòn, bạn cho xoài xanh bào sợi, cho thêm ruốc heo là đạt. Bánh tráng nướng salad rau thập cẩm Bạn cũng đặt bánh tráng nướng trên bếp, phết một lớp trứng gà đã đánh tan lên trên bề mặt bánh. Khi bánh và trứng đã chín, bạn cho salad các loại rau củ lên trên bánh theo sở thích. Bánh tráng nướng trái cây thập cẩm Nướng bánh trên bếp đến khi giòn, sau đó phết một lớp sữa chua không đường. Tiếp đến bạn cho các loại trái cây đã cắt lát như dâu tây, chuối, bơ, cam, táo, việt quất,… lên trên. Bánh tráng nướng bơ hạt Bạn cũng đặt bánh tráng lên trên bếp để nướng giòn. Bánh chín thì để nguội, sau đó quét một lớp bơ hạt lên bề mặt. Cuối cùng là rắc thêm các loại hạt khô như đậu phộng, hạnh nhân hay hạt óc chó. (*) Lưu ý: Để giảm calo hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng bánh tráng gạo lứt hoặc bánh tráng ngũ cốc thay vì bánh tráng truyền thống. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm lượng topping hoặc sử dụng các loại topping ít calo hơn, như rau củ quả, trứng gà luộc,…
Bánh tráng trộn giảm calo
Để chế biến bánh tráng trộn giảm calo, bạn có thể chế biến theo công thức sau: Nguyên liệu
- 100gr bánh tráng gạo lứt
- 10gr tôm khô
- 10gr khô bò
- 10gr hành phi
- 10gr đậu phộng
- ½ quả xoài xanh
- 1 – 2 trái tắc
- 1 – 2 muỗng cà phê ớt bột
- 2- 4 muỗng cà phê muối tôm
(*) Lưu ý chọn nguyên liệu: Bạn nên hạn chế tối đa những loại nguyên liệu có hàm lượng calo cao như hành phi,
Cách chế biến
- Cắt bánh tráng thành sợi, sau đó thêm muối tôm và bột ớt vào.
- Trộn bánh tráng với tôm khô, hành phi, đậu phộng và xoài bào sợi
- Nêm nếm vị bằng tắc để làm mềm bánh. Vậy là bạn đã hoàn thành món ăn rồi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn thơm ngon ăn là nghiền ngay tại nhà! Như vậy trên đây là thông tin chi tiết cho câu hỏi bánh tráng bao nhiêu calo. Có thể thấy rằng các loại bánh tráng nói chung là món ăn vặt hấp dẫn, thơm ngon và giúp làm giảm cơn đói nhanh chóng. Tuy nhiên để không gây tăng cân và ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên cân nhắc kỹ lượng calo cơ thể sẽ thu nạp khi thưởng thức bánh nhé! Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách chế biến bánh tráng mắm ruốc thơm ngon ngay tại nhà
- Cách làm bánh tráng nướng mỡ hành trứng cút siêu giòn ngon tại nhà
- Bí quyết làm bánh tráng nướng chay giòn thơm ngon cực dễ
Những câu hỏi thường gặp
Ăn bánh tráng có nổi mụn không?
Nhiều bạn nghĩ rằng ăn bánh tráng sẽ gây nổi mụn. Tuy nhiên, nổi mụn thường gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, cơ địa mỗi người (gen di truyền, rối loạn tiết tố) và thói quen sinh hoạt.
Chẳng hạn, bánh tráng trộn thường có thành phần dầu mỡ, gia vị cay, nên khi ăn sẽ dễ nổi mụn. Phô mai hoặc bơ cũng là một tác nhân hình thành mụn. Tuy nhiên, nếu sau khi ăn, bạn sử dụng thêm thức uống có tác dụng giải nhiệt hay trái cây, rau củ,… thì vẫn có khả năng giúp giảm tình trạng nổi mụn.
Ăn bánh tráng trộn có gây hại cho sức khoẻ không?
Về cơ bản, bánh tráng trộn và một số món ăn vặt đường phố rất khó đảm bảo nguồn gốc, an toàn vệ sinh, chất lượng, nên khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ là rất lớn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể tự làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo vệ sinh và hương vị thơm ngon hơn.
Tập gym có thể ăn bánh tráng nướng không?
Bánh tráng nướng chứa nhiều calo, nên có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tập luyện của gymer, như tăng cân chẳng hạn. Vì vậy, nếu đang tập gym bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ bánh tráng nướng cũng như các món ăn vặt khác nhé.
Nên ăn bánh tráng nướng bao nhiêu một tuần?
Nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn bánh tráng nướng khoảng 1 lần/tuần và nên chọn loại dưới 200 calo. Chỉ nên ăn vào buổi sáng và hạn chế ăn vào buổi tối bạn nhé.
Nếu muốn tăng cân, bạn có thể ăn 3 – 4 lần/tuần. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều vì bánh tráng nướng chỉ là món ăn vặt, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên sử dụng thực phẩm giàu dưỡng chất hơn để cải thiện cân nặng.
Nâng mũi ăn bánh tráng được không?
Sau khi nâng mũi bạn vẫn có thể ăn bánh tráng truyền thống. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét loại nguyên liệu kết hợp với bánh tráng có phù hợp hay không, có gây ảnh hưởng đến mũi sau nâng hay không. Nếu gây ảnh hưởng thì bạn không nên ăn nhé!